Trận chiến quần đảo Santa Cruz
Trận chiến quần đảo Santa Cruz

Trận chiến quần đảo Santa Cruz

Trận hải chiến ở quần đảo Santa Cruz vào ngày 26 tháng 10 năm 1942, người Nhật Bản thường gọi là Minami Taiheiyou Kaisen (南太平洋海戦, みなみたいへいようかいせん) là trận hải chiến thứ tư giữa các tàu sân bay tại mặt trận Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai và là trận hải chiến lớn thứ tư giữa hải quân Hoa Kỳhải quân Đế quốc Nhật Bản nó là một phần trong chiến dịch Guadalcanal. Về hình thức nó giống như trận hải chiến biển Coral tại Midwaytrận hải chiến Đông Solomon và các tàu chiến của hai bên rất hiếm khi nhìn thấy nhau trong suốt trận chiến. Thay vào đó các cuộc tấn công trong trận hải chiến này được thực hiện bởi các tàu sân bay và máy bay của chúng.Trong nỗ lực nghi binh lực lượng quân Đồng Minh ra khỏi Guadalcanal và các đảo lân cận và thoát ra khỏi thế bế tắc vốn đã xuất hiện từ tháng 9 năm 1942, lực lượng lục quân Đế quốc Nhật Bản đã lên kế hoạch tấn công một trận lớn vào Guadalcanal trong ngay 20-25 tháng 10. Trong một phần của cuộc tấn công này các tàu sân bay và tàu chiến của Nhật Bản đi xuống phía Nam đến khu vực gần quần đảo Solomon với hi vọng sẽ chạm trán với lực lượng hải quân của quân Đồng Minh. Vào thời điểm đó hải quân Đế quốc Nhật Bản hy vọng việc đánh bại bất kỳ lực lượng hải quân nào của quân Đồng Minh (mục tiêu chính là lực lượng Hoa Kỳ), đặc biệt là lực lượng tàu sân bay sẽ có tác động tốt đến việc tấn công trên bộ. Lực lượng hải quân của quân Đồng Minh cũng hy vọng sẽ gặp lực lượng hải quân của Nhật Bản trong cuộc chiến cũng với ý định là để thoát ra khỏi tình thế bế tắc và quyết đánh bại kẻ thù.Cuộc tấn công trên bộ của Nhật Bản vào Guadalcanal đã bị đánh bại bởi quân đội đồn trú mặt đất của quân Đồng Minh trong Trận chiến sân bay Henderson. Dù vậy tàu chiến và máy bay của hai bên vẫn đã chạm trán với nhau vào sáng ngày 26 tháng 10 năm 1942, ngay phía Bắc quần đảo Santa Cruz. Sau khi cho máy bay không kích qua lại nhau thì các tàu của quân Đồng Minh bị buộc phải rút khỏi chiến trận với một tàu sân bay bị đánh chìm và chiếc khác bị hư hại nặng. Thiệt hại cũng có thể xem là tương đương với lực lượng của Nhật Bản với số máy bay bị bắn hạ và phi công chết cũng như độ hư hại với hai tàu sân bay của họ. Dù vậy Nhật Bản vẫn giành chiến thắng trong chiến thuật trong việc đánh chìm các tàu, tuy nhiên lại bị thiệt hại nặng khi để mất các phi công kỳ cựu việc sẽ tạo ra lợi thế lâu dài cho quân Đồng Minh phe mà việc bị mất phi công trong các trận chiến tương đối thấp. Kết quả là các tàu sân bay của Nhật Bản không còn đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch Guadalcanal mà lợi thế đã hoàn toàn nghiên về phía quân Đồng Minh.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trận chiến quần đảo Santa Cruz http://www.amazon.com/gp/reader/0140165614 http://www.combinedfleet.com/Zuiho.htm http://www.combinedfleet.com/kaigun.htm http://www.combinedfleet.com/shokaku.htm http://books.google.com/books?id=xtaTS-POl-UC&prin... http://www.historyanimated.com/SantaCruzPage.html http://www.navweaps.com/index_oob/OOB_WWII_Pacific... http://www.ww2db.com/battle_spec.php?battle_id=8 http://www.microworks.net/PACIFIC/battles/santa_cr... http://www.cv6.org/1942/santacruz/santacruz.htm